Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Làng Nghề Thủ Công Mỹ Nghệ Cát Đằng - Nam Định

Làng nghề Cát Đằng hay còn gọi là Cát Đằng Nghệ Hoa Thanh Tao được người ta gọi là làng của nghệ nhân, ở đây có truyền thống làm nghề mây tre đan, đồ gỗ cổ truyền từ mấy ngàn năm trước. Gần như hộ dân nào ở đây cũng làm nghề.....

làng nghề Cát Đằng - Nam Định
Đặc biệt, ngoài cảnh quan thiên nhiên, bạn có thể Chụp cảnh đời thường, ở đây gặp được thường xuyên các nghệ nhân, thợ nghề đang say xưa chế tác đồ gỗ hay đang vẽ những bức sơn mài, có khi lại gặp những bác thợ lặn đang lặn ngụp để vớt nứa - một nhiên liệu của sản phẩm mây tre đan.
Nói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời.
Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra
Cát Đằng nằm trên vùng đất kẹp giữa hai trục đường bộ và đường sắt xuyên Việt. Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài làng Cát Đằng có từ khoảng thể kỷ 11, do hai ông tên là Ngô Dũng Đinh Ba (từng làm quan trong triều thời vua Đinh) đến làng ở và truyền dạy nghề cho trai tráng trong làng. Ngày giỗ ông Tổ nghề được tổ chức linh đình vào rằm tháng giêng hàng năm.
Cũng như các làng quê Việt Nam khác, Cát Đằng cũng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề sơn mài ở đây vẫn được gìn giữ và ngày một phát triển. Trước đây, người ta vẫn thấy hàng sơn mài chỉ được làm trên những tấm gỗ đã được chọn lựa rất kỹ, thì nay, người Cát Đằng đã sáng tạo thêm những sản phẩm từ việc chắp nứa rồi đem sơn mài. So với gỗ, loại mặt hàng này vừa nhẹ, giá rẻ hơn, chất lượng đảm bảo, thu hút được nhiều khách hàng và chủ yếu để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright @ 2014 Phố nhiếp ảnh