Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

TRIỂN LÃM ẢNH LẦN THỨ BA CỦA CÂU LẠC BỘ LEICA VIỆT NAM VỚI CHỦ ĐỀ “SỐNG - TÂY BẮC”

Sau một năm kể từ ngày triển lãm “Sống” lần thứ II vào tháng 11/2013, Câu lạc bộ Leica xin trân trọng thông báo ra mắt người yêu Leica và nghệ thuật nhiếp ảnh triển lãm SỐNG LẦN III tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội từ ngày 16-23 tháng 11 năm 2014 về một chủ đề đặc biệt: TÂY BẮC.
Tin tức về triển lãm ảnh
Tây Bắc nơi cảnh sắc thiên nhiên và con người đặc biệt quyến rũ lạ thường.  Một vùng đất mở rộng dọc theo dãy Hoàng Liên Sơn uốn lượn, trải dài từ sông Mã, sông Đà tiếp nối mềm mại bởi sông Hồng, tạo ra sự biến chuyển đa dạng, vô cùng sinh động của đời sống và văn hóa. Hoa cỏ, núi non trùng điệp, bầu trời cao rộng hay cuộc sống thuần phác của con người Tây Bắc ở mảnh đất  khắc nghiệt này lại chính là nguồn cảm hứng vô tận cho người yêu nhiếp ảnh. Qua gần 50 bức ảnh của 25 tác giả về chủ đề Tây Bắc”, Triển lãm ảnh như một gạch nối tiếp diễn với chủ đề “SỐNG” thường niên, Clb Nhiếp ảnh Leica Việt Nam muốn góp một phần nhỏ bé để lưu lại những lớp cắt sinh động, dung dị mà hùng vĩ của một đời sống “Tây Bắc Nhiếp Ảnh” trong chúng tôi. Hạn hẹp nhưng đầy say mê.
Mỗi khoảnh khắc, mỗi bức ảnh là một mảnh ghép “Déjà vu - Ký ức ảo giác” mênh mang phi thời gian, phi địa lý, là sự hòa quyện của tình yêu, nỗi nhớ để ta lại thấy đâu đây cái lạnh gió núi hăng thơm mùi Tây Bắc ùa về...Trong triển lãm lần này, bên cạnh sự tham gia của một số Nhiếp ảnh gia tên tuổi trong giới nhiếp ảnh Việt như: Đỗ Anh Tuấn, Đặng Ngọc Thái, Trần Quốc Khanh, Nguyễn Việt Thanh, Đoàn Kỳ Thanh, Trần Việt Dũng, Hoàng Minh Trí, Nguyễn Trọng Tùng, Đỗ Quốc Khánh,...còn có sự tham gia của một số Nhiếp ảnh gia nghiệp dư, với những góc nhìn tươi mới và sáng tạo về cuộc sống như: Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Khoa Hải, Trương Thị Mai Hương, Thái Thanh Sơn, Nguyễn Tiến Nam, Trịnh Quốc Trung, Vũ Minh Quang,...
Triển lãm được tổ chức bởi Câu lạc bộ Leica Việt Nam, và hân hạnh được tài trợ bởi hãng máy ảnh hàng đầu thế giới của Đức - Leica Camera AG, công ty cổ phần Schmidt Marketing - Nhà phân phối độc quyền máy ảnh Leica tại Việt Nam, Khách sạn Sofitel Legend Metropole, và công ty TNHH Thương Mại Ảnh KTS Thanh Thanh.
CLB LEICA VIỆT NAM một lần nữa xin trân trọng giới thiệu triển lãm SỐNG 3 – TÂY BẮC với bạn bè yêu nhiếp ảnh.
VỀ CLB LEICA VIỆT NAM
Được thành lập ngày 18/08/2009, CLB Leica Việt Nam là nơi gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và chia sẻ những trải nghiệm, kiến thức cũng như niềm đam mê với nhiếp ảnh và Leica của gần 500 thành viên chính thức, gồm những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cho đến những người không chuyên đang hoạt động trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh đến nghệ thuật ở cả trong và ngoài nước.
VỀ HÃNG MÁY ẢNH LEICA
Leica Camera AG là thương hiệu hàng đầu thế giới của Đức trong lĩnh vực máy ảnh và quang học, có bề dày lịch sử hơn 100 năm kinh nghiệm với quy trình 
sản xuất và chế tác hoàn toàn thủ công, sử dụng những nguyên vật liệu tốt nhất thế giới để tạo ra những chiếc máy ảnh sở hữu chất lượng quang học đỉnh cao, thiết kế cơ khí chính xác hoàn hảo cùng độ bền lên đến hàng trăm năm.
Mỗi chiếc máy ảnh Leica là một huyền thoại, kết tinh của vẻ đẹp tinh tế và sang 
trọng.
VỀ SCHMIDT MARKETING JSC
Schmidt Marketing là nhà phân phối, cung cấp dịch vụ và giải pháp công nghệ cao, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh ở Châu Á. Nền tảng kinh doanh cốt lõi của Schmidt Marketing là phân phối độc quyền cho một số thiết bị nhiếp ảnh có thương hiệu nổi tiếng thế giới như máy ảnh,ống nhòm, ống kính chuyên nghiệp, bộ lọc, túi đựng máy ảnh cao cấp... Trụ sở chính đặt tại Hồng Kông, Schmidt Marketing có mạng lưới hoạt động rộng khắp tại Việt Nam, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Là nhà phân phối độc quyền Leica tại Việt Nam, Schmidt Marketing hân hạnh tài trợ cho chương trình này.
VỀ KHÁCH SẠN SOFITEL LEGEND METROPOLE
Khách sạn Metropole Hà Nội được mệnh danh là Paris thu nhỏ giữa lòng Hà Nội. Được xây dựng từ năm 1901, khách sạn nhanh chóng trở thành chốn giao lưu của giới quí tộc Hà Thành trong suốt nửa đầu thế kỷ. Sofitel Legend Metropole Hà Nội là khách sạn đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh trong danh sách các khách sạn tốt nhất thế giới của tạp chí Mỹ danh tiếng Travel+Leisure, Condé nast Traveller, và tạp chí Hồng Kông Business Traveller Asia Pacific...Vui lòng liên hệ với Schmidt Marketing JSC và CLB Leica Việt Nam để có thêm các thông tin truyền thông:
Ông Nguyễn Gia Phong
Mobile: 0904221551
Email: phongng@schmidtmarketing.com
Giám đốc Marketing - Công ty Schmidt Marketing JSC
Địa chỉ: P706, Tháp Schmidt, Tòa nhà HITC, Số 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Ông Hoàng Minh Trí
Mobile: 0985696272
Email: leicavietnamclub@gmail.com 
Ban Quản Trị CLB Leica Việt Nam
KHAI MẠC
Từ 10h-12h sáng ngày 16/11/2014
From 10 A.M to 12 P.M on 16/11/2014
ĐỊA ĐIỂM
Khách sạn Sofitel Legend Metropole
Số 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
Sofitel Legend Metropole Hotel
No.15 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi
GIỜ MỞ CỬA
- 10h đến 18h hàng ngày
- From 10.00 A.M to 18.00 P.M daily


Làng Nghề Thủ Công Mỹ Nghệ Cát Đằng - Nam Định

Làng nghề Cát Đằng hay còn gọi là Cát Đằng Nghệ Hoa Thanh Tao được người ta gọi là làng của nghệ nhân, ở đây có truyền thống làm nghề mây tre đan, đồ gỗ cổ truyền từ mấy ngàn năm trước. Gần như hộ dân nào ở đây cũng làm nghề.....
làng nghề Cát Đằng - Nam Định
Đặc biệt, ngoài cảnh quan thiên nhiên, bạn có thể Chụp cảnh đời thường, ở đây gặp được thường xuyên các nghệ nhân, thợ nghề đang say xưa chế tác đồ gỗ hay đang vẽ những bức sơn mài, có khi lại gặp những bác thợ lặn đang lặn ngụp để vớt nứa - một nhiên liệu của sản phẩm mây tre đan.
Nói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời.
Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra
Cát Đằng nằm trên vùng đất kẹp giữa hai trục đường bộ và đường sắt xuyên Việt. Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài làng Cát Đằng có từ khoảng thể kỷ 11, do hai ông tên là Ngô Dũng Đinh Ba (từng làm quan trong triều thời vua Đinh) đến làng ở và truyền dạy nghề cho trai tráng trong làng. Ngày giỗ ông Tổ nghề được tổ chức linh đình vào rằm tháng giêng hàng năm.
Cũng như các làng quê Việt Nam khác, Cát Đằng cũng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề sơn mài ở đây vẫn được gìn giữ và ngày một phát triển. Trước đây, người ta vẫn thấy hàng sơn mài chỉ được làm trên những tấm gỗ đã được chọn lựa rất kỹ, thì nay, người Cát Đằng đã sáng tạo thêm những sản phẩm từ việc chắp nứa rồi đem sơn mài. So với gỗ, loại mặt hàng này vừa nhẹ, giá rẻ hơn, chất lượng đảm bảo, thu hút được nhiều khách hàng và chủ yếu để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Lợi ích của việc sử dụng Len Hood


Việc sử dụng lens hood không đơn giản là chống loá, chống bụi, chống va đập. Mục đích chính của một Lens Hood là để giữ cho tia ánh sáng (không mong muốn) không đi lạc vào ống kính gây ra tật cho bức ảnh

Bạn không bắt buộc phải sử dụng loa che nắng (lens hood). Nhưng có một số lý do khiến bạn nên dùng nó. Vậy loa che nắng có công dụng gì?

Công dụng trước tiên của loa che nắng là ngăn không cho ánh sáng từ 2 bên chiếu vào những thấu kính ngoài cùng. Nếu không ngăn ánh sáng từ những nguồn này, ảnh sẽ bị vết mờ (flare) và giảm độ tương phản (contrast). Khi sử dụng loa che nắng, ảnh sẽ cho màu sắc thực hơn (richer color) và có độ sâu hơn (deeper saturation).

Một tác dụng thứ 2 của loa che nắng là bảo vệ ống kính, ngăn ngừa các vết tay và tránh va đập có thể gây vỡ ống kính. Với loa che nắng được gắn vào, những va chạm trên thấu kính từ phía trước sẽ được hạn chế, và lực tác động cũng được giảm bớt. Tuy nhiên, đối với các ống kính góc siêu rộng, loa che nắng thường ngắn và tác dụng bảo vệ cũng thấp hơn.

Đối với các ống kính tiêu cự dài, loa che nắng còn có tác dụng ngăn mưa và bụi không bám vào các thấu kính phía trước, giữ cho thấu kính sạch và khô. Tuy nhiên, nếu ống kính không có thiết kế kín (weather sealed) thì không nên để ống kính bị ướt.

Loa che nắng đắt tiền và không tiện lợi lắm. Đúng vậy, nhưng ống kính còn đắt tiền hơn. Điều này cũng giống như bạn chọn D-SLR bởi vì bạn muốn có tấm hình chất lượng cao chứ không phải vấn đề tiện lợi và rẻ tiền.

Mẹo nhỏ khi sử dụng loa che nắng: Nếu loa che nắng quá chặt, khó xoay, bạn có thể dùng chất dầu trên trán, hay mũi của mình bôi lên các rãnh. Loa che nắng sẽ xoay êm hơn. :lol:

Ống kính Canon L thường có loa che nắng đi kèm. Loa che nắng cho các ống kính khác của Canon thường được bán với giá rẻ và có thể tìm thấy ở nhiều nơi.

Hãy tập thói quen sử dụng loa che nắng.

Cẩm nang sử dụng filter ( phần 5 )

VIII. Close-up Filter ( Close-Up Lens, Macro Filter )


Độ “ cận thị - minimun focus distance“ là khoảng cách ngắn nhất từ lens đến chủ thể, không thể lấy nét sắc xảo nếu đặt ống kính ngắn hơn minimun focus distance. Vi dụ như AF-S VR Micro-NIKKOR 105mm f/2.8G IF-ED có minimun focus distance là 1 foot ( 0.314m ) không thể lấy nét, khi chủ thể ở gần lens hơn khoảng cách này. Hoặc giả dụ như trong các tình huống chụp “ macro “ côn trùng khi dí ống kính lại gần sát quá côn trùng có thể làm cho chúng hoảng sợ ! mà nếu không dí sát thì độ phóng đại không thoả được ý ngýời chụp. Close-up Filter là một giải pháp trong thể loại ảnh này, nó sẽ gia tăng độ zoom lại gần hơn đối với chủ thể nhờ đó độ phóng đại chủ thể sẽ gia tăng.

Scale ratio or distance ?

Có nhiều loại filter độc lập với khoảng cách phóng đại ( Distance magnification-value / Macro ranges ) như Marumi Close-Up +1 ~ +4, B+W Close-Up NL1 ~ NL5 … vv, các loại filter này sẽ phóng đại ảnh trong tất cả các khoảng zoom/focal lens distance, giá trị phóng đại ngoài độ “ diopter “ của filter thì giá trị của độ phóng đại được cộng thêm nhờ zoom gần hay zoom xa. Tuy nhiên các có một số close-up filter có công dụng rút ngắn lại khoảng cách như Marumi Mcro +10, B+W Macro +10 khoảng cách rút ngắn là 100mm, hoặc Canon 500D Close-Up lens là 500mm các filter này đóng vai trò như một secondary lens hỗ trợ cho ống kính đưa vật thể tới gần hơn (Canon 500D Close-Up lens được recommend cho lens 70-300mm để thu hẹp minimun focus distance )

 Marumi wide 0.5x 58mm

Tại sao có lúc gọi là Close up filter có lúc lại gọi là close up lens ( macro lens ) ? có một số loại filter trong số close-up filter này có nhiều hơn 2 elements nên có một số hãng gọi các filter này là lens (ống kính )

Wide Converter ???
 
Marumi wide 0.5x 58mm

Nếu như có sự chuyển chủ thể lại gần lens ( Tele Converter ) với magnification > +1, vậy có filter nào đưa đối tượng ra xa không (magnification < +1 ) ? hoặc nói cách khác là mở rộng góc nhìn không ? Có chứ ! đó chính là wide-up filter hoặc Wide converter lens, độ magnification của các lens này từ + 0.3 đến +0.7, khi gắn các lens này vào ống kính nó sẽ chia ( nhân nghịch đảo ) focal lens, ví dụ như lens có focal lens là 24mm khi gắn wide-up 0.5 nó sẽ trở thành lens có focal lens là 12mm

 
B+W ultra fisheye


IX. Cấu trúc, vật liệu và các phụ kiện cho filter


Cấu trúc và vật liệu:

Hầu hết các filter đều sử dụng các loại vật liệu dùng để sx kính đeo mắt như thuỷ tinh, nhựa thông trong suốt ( resin plastic ), các loại nhựa tổng hợp trong suốt (polyester, polycarbonate, acetate ) … Nó tuỳ theo mục đích và yêu cầu sử dụng có thể được chế tạo dày hoặc mỏng ( slim ). Trong cấu trúc của filter phần đặc biệt quan trọng là lớp coating, vì filter hầu như được gắn phía trước lens ( vẫn có một số ít gắn phía sau ) nên việc chống lại ánh sáng phản xạ là đều không quan trọng hoặc nói cách khác filter ít gây ra vấn đề ảnh ảo ( stray light / ghost image ) như các elements bên trong camera lens ( tuy có vài filter có cấu trúc nhiều hơn 2 thấu kính như Polar, Close-up ). Ở đây vấn đề hấp thụ ánh sáng (absorptive ) là vấn đề quan trọng. Trên cùng 1 loại filter như B+W UV nếu là single layer sẽ đánh mất ánh sáng do phản chiếu ngược trở ra là 9 % ( tương đương 1/9 stop ), với Multi Coating là 3 %, do vậy trên cùng 1 chủng loại filter, những filter có ký MC sẽ hấp thụ ánh sáng tốt hơn các loại khác. Ngoài ra các lớp coating ngày nay đều được các hãng sx filter quan tâm chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt để chống trầy xước và chống lại sự đọng nước trên bề mặt filter, như B+W chế tạo MRC (Multi-Resistant Coating) nó được làm từ 1 loại thuỷ tinh đặc biệt cứng và mỏng dán khít với nhau ( glass-to-air), hoặc Marumi với water profing coatings để chống lại sự đọng nước …vv



 Hình dạng và cấu trúc:

1. Threaded round filters :


Threaded round filters : là loại filter hình tròn được gắn vào vào lens bằng xoắn vòng ren trên filter vào vòng ren trên lens ( Screw-in ) hoặc cũng có gắn bằng nam châm ( magnetic ), hoặc cũng gắn qua gá đở Cokin Universal Ring dành cho những loại ống kính không vòng ren hoặc có đường kính filter size ngoại hạng. Các Threaded round filters này có đường kính từ 25mm đến 127mm ( phổ biến nhất là từ 52mm đến 77mm )

2. Rectangular filters :



Rectangular filters : là dạng filter có hình vuông được gắn vào lens nhờ gá đở - holder có kích thước tuỳ theo gá đở là 67mm, 84mm, 100mm hoặc 130mm. Các filter này gắn vào lens nhờ adaptor sau đó gắn apdaptor lên gá đở - holder và đặt Rectangular filters lên trên. Xin lưu ý hầu như các loại filter vuông được làm từ nhựa thông trong suốt do đó theo khuyến cáo của hầu hết các hãng sx filter không nên để filter này gần những vật toả nhiệt nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), hạn chế tố đa sữ dụng các loại đèn flash gắn trước ống kính, hoặc chụp các vật thể đang toa nhiệt cao.

3. MAGNET-FIX :

MAGNET-FIX : là loại loại filter gá lên ống kính nhờ lực hút của nam châm được gắn phía lưng của filter. Các loại filter này sx nhằm vào các thiết bị ghi hình không có vành ring của ống kính như web cam, máy du lịch P&S, điện thoại di động có chức năng chụp ảnh ...vv


Các phụ kiện cho filter:


Adapter Rings ( Step up/down ring ): Sử dụng trong trường hợp kích thước filter của bạn khác so với kích filter size trên lens. Ví dụ trong tay đang có filter kích thước đường kính là 72mm, ống kính đang sử dụng dụng là 70-200 f/2.8 có kích filter size là 77mm bạn có thể nên dụng loại step up ring 72-77 … vv.


Filter Hood : dùng loa che nắng cho các ống kính không có loa hoặc các máy ảnh P&S …vv

Ngoài ra các hăng sx cũng chế tạo ra các ví dựng filter các loại và các bộ chùi rửa filter tuỳ theo vật liệu chế tạo filter như thuỷ tinh hay nhựa tổng hợp …v v

Cẩm nang sử dụng filter ( phần 4 )


VII. Effect filter - Kính lọc hiệu ứng


Kính lọc này như một công cụ dùng như một thứ đồ chơi để nghịch với ánh sáng, các loại filter này sẽ thay đổi đường đi của ánh sáng để tạo ra một loại ánh sáng tự nguyện theo đúng chủ đích của tác giả. Các loại filter này rất đa dạng như soft effect filter, spectra filter, star filter, fog softar filter, multi image prism filter … vv và thường được nhóm lại thành 3 nhóm “đồ chơi” như sau :

Soft Effect Filter ( Softar, Softer Filter )


Soft ở đây sẽ không đồng nghĩa với unsharp, và cũng không liên quan đến DOF. Các loại filter này sẽ phân tán ánh sáng ( scattered light ) làm dịu độ tương phản ánh sáng trên toàn bộ khung ảnh. Filter này đóng vai trò mộ bộ bộ khuyết tán ánh sáng – diffuser, gia tăng độ rộng của ánh sáng khuyếch tán và giảm đi ánh sáng trong vùng sáng và vùng tối của chủ thể ( xem ảnh minh hoạ )


Đa phần, các nhiếp ảnh sử dụng Soft Effect Filter cho các thể loại ảnh thời trang và chân dung nghệ thuật. Nó làm cho bức ảnh có đường nét mền mại, khung cảnh sẽ trở nên lãng mạng. Và cũng nhờ tác dụng làm giảm độ tương phản, khi sử dụng softar da mặt của người mẫu sẽ trở nên láng mịn hơn. Các loại softar filter được đề nghị sựng trong tầm tiêu cự từ 85mm đến 135mm với độ mở f/4.0.


Soft Effect Filter được chia làm 2 loại là Center Spot Filter và Pastels / Diffuser Filter. Center Spot Filter là loại Soft Effect Filter nhưng có lỗ tròn hoặc hình bầu dục ở tâm.



Ngoài ra trong các thể loại ảnh phong cảnh thiên nhiên, sử dụng Soft Effect Filter cũng tạo ra nhiều hiệu ứng đẹp, lãng mạn giống như khung cảnh đang nằm trong lớp sương mù vậy.


Special Filter ( Spectra, Prism Filter )


Các filter này được ghép bởi những prims hoặc những lớp “coating “ trên bề mặt filter tạo ra những “ Action” ấn tượng. Khi chụp với các filter này nên để ý tới các góc xoay của filter, mỗi góc xoay có thể cho ra những “ effect” khá nhau khá thú vị.


Thể loại “action”dành cho Special Filter rất phong phú, có thể kể đến như:

Star filter: ánh sáng loé ( glare ) trong vùng ảnh sau khi đi qua star filter sẽ tia sáng, có rất nhiều loại star filter như sao 4,6 hoặc 8 cánh sao hoặc ở dạng cầu vòng, hào quang, halos …vv




Multi-image effect filter: tạo ra nhiều ảo ảnh xung quanh ảnh thật. Có thể có loại 5,7,13 hoặc 25 ảnh ảo xung ảnh thật.


Optical effect: là các loại filter tạo ra nhiều vệt sáng như vật thể đang chuyển động, có thể có loại filter gây ra chuyển động chậm hay nhanh.



Color Effect Filter

 

 Các filter này được “coat” nhiều lớp film màu hoặc nhiều Prism màu tạo ra những sự chuyển biến đường nét, cung bậc màu sắc hết sức kỳ thú.


Cẩm nang sử dụng filter ( phần 3 )

V. Black & White filter ( for monochrome films filter )


Phim đen trắng ngay cả ở phim panchromatical sẽ không tái tạo lại đúng tỉ lệ độ tương phản ( constract ) mà mắt người có thể nhận thức được. Black & White filter là loại filter hỗ trợ cho việc sáng tạo nguồn sáng ( artificial light ) theo đúng chủ ý của người chụp nhằm gia tăng sự tương phản cách biệt giữa thang màu xám trên kênh màu chủ đạo của chủ thể và bối cảnh. Ví dụ như ở thể loại phong cảnh đen trắng, khi người chụp muốn giảm đi độ tương phản ở kênh màu lam ( blue ) của mây trời và làm cho kênh màu lam tối hơn nhưng lại muốn gia tăng độ tương phản ở kênh màu đỏ và làm cho kênh màu đỏ sáng hơn thì Black & White filter là một giải pháp. Và trong thể loại ảnh chân dung đen trắng cũng vậy, có thể dùng Black & White filter để gia tăng tương phản và làm sáng hơn tone màu vàng của da người nhưng sẽ làm tối và giảm độ tương phản của kên màu lục ( green ) để cô lập nhân vật ra khỏi hậu cảnh … vv


VI. Infrared Filter


Mắt người chỉ có thể thấy được những ánh sáng có bước sóng dưới 750nm, và đây cũng là ngưỡng thấp nhất của loại ánh sáng gọi là ánh sáng hồng ngoại - Infared light ( IR ). Dùng filter IR sẽ giúp cản ( block ) những tia sáng mà mắt người thấy được ( visible Light ) và chỉ để lại anh sáng IR vào bên trong. Tuy mắt người không thấy IR nhưng phim và sensor lại rất nhạy với ánh sáng này, dùng filter sẽ tạo ra bức ảnh có tone sai màu, nhoè ảnh và nổi hạt ( flase color, blur, grain ). Sử dụng filter IR sẽ làm cho ảnh rất tối ( underexposure ) do đó khi chụp với IR Filter chí ít phải tăng lên 1 stops ( B+W ). Đa phần IR filter sẽ tạo ra những tone “ Wood Effect “ nó cản bước sóng của màu lục ( green ) tối đa, tạo nên những thành phần lá cây, cỏ ( foliage ) sáng, trắng và nhoè trông giống là ánh sáng thấy được của tuyết. Tuy nhiên có rất nhiều loại IR filter và tuỳ theo từng loại nó sẽ hạn chế ánh sáng thấy được là bao nhiêu. B+W Infrared Filter 092 (≈ 89 B) sẽ cản những ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 650nm và để ánh sáng có bước sóng từ 730nm đến 2000nm đi qua, B+W Infrared Filter 093 (≈ 87 C) chỉ cho 1% ánh sáng có bước sóng 800nm và 88% ánh sáng có bước sóng 900nm đi qua, B+W Infrared Filter 099 (≈ ¡6) nó được coat một lớp màu cam sẽ khử toàn bộ những bước sóng nhỏ hơn 520nm ( Blue – Blue,Green ) và tăng cường độ bảo hoà hoà màu cho ánh sáng có bước sóng 600nm – filter này sẽ cản hết màu xanh và làm cho màu chuyển thành cam hay đỏ. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều loại khác như IR filter Schott glass types OG 590, RG 610, RG 630, RG 645, RG 665, RG 715, RG 780 hoặc RG 9.


Cẩm nang sử dụng filter ( phần 2 )

 Có rất nhiều loại filter, xin được nêu ra một vài filter thông dụng như sau:
1. UV Filter
2. ND Filters, GND Filter, Graduated Filter
3. Polarizers Filter
4. Color Correction Filter
5. Black & White filter (for monochrome films filter)
6. Infrared filter
7. Close-up Filter ( Close-Up Lens, Macro Filter )
8. Effect filter - Kính lọc hiệu ứng
Ngoài giới thiệu tính năng của filter các loại, trong bài viết còn đề cập tới các vấn đề liên quan đến filter như:
9. Cấu trúc, vật liệu và các phụ kiện cho filter
10. Tip, mẹo và các lưu ý khi sử dụng filter

III. Polarizers Filter:


Ánh sáng di chuyển theo dạng sóng, tất cả các vật thể đều phản xạ ánh sáng và ống kính ghi nhận tất cả các loại sóng ánh sáng phản xạ đó . Trong quá trình phản xạ, các sóng ánh sáng phản chiếu này có thể cộng hưởng hoặc gây nhiễu động sóng ánh sáng kia gây ra loá sáng và bóng ảnh. Bằng cách xác lập trục truyền ( xoay filter ), Polarizers Filter sẽ cản những tia sáng do phản chiếu (unpolarized ) bằng cách đẩy ra ngoài , chỉ cho phép những tia sáng có phương vuông góc ( perpendicular ) tia sáng phản chiếu đi vào ống kính (P-Polarized ), hạn chế các sóng ánh sáng phản chiếu lung tung "free to move”. Do đó sóng ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface) phân cực đi vào ống kính đã được lọc bỏ đi sự nhiễu động do sự phản chiếu từ vật thể khác. Ví dụ như chủ thể đang ở vùng mặt nước ( hoặc trước mặt kính ) Polarizers Filter sẽ loại bỏ sự ám ( veil ) bên ngoài tạo cho ánh sáng truyền từ chủ thể vào ống kính một cách trung thực, màu sắc và độ nét được bảo toàn phần nào.


Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng Polarizers Filter, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng filter này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời sáng chói, Polarizer Filter sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface)


Linear Polarizers Filter:

Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid ( B+W ) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn – ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những tia sáng phân cực đứng ( vertically polarized beam light ) đi qua, tương tự với đặt theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.


Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu “ cut off “ nên sẽ gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter ( nên chuyển về chế độ lấy nét tay MF )

Circular Polarizer Filter - CPL:


Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 “element”, thành phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong. Hiện tại, các hãng sx Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính ( flash dành chụp macro ) không nên sử dụng đi cùng với CPL.
 
Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước, kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký hiệu ghi trên filter. Ví dụ:


* B+W Linear & Circular Polarizers KR 1.5, đây là CPL cải thiện chi tiết vùng màu ấm và cho ra tone màu ấm. ( Tương tự KR 3, nó sẽ cho ra tone màu ấm mạnh hơn )

* B+W CPL Pro Redhancer : đây là CPL cải thiện chi tiết vùng màu nóng và cho ra tone màu nóng. Filter này rất thích hợp cho ảnh phong cảnh mùa thu ở vùng bắc bán bán cầu ( Châu Âu – Bắc Mỹ ), những rừng cây là phong sẽ đẹp hơn, màu “golden” sẽ tươi hơn … vv


Xin lưu ý đối với CPL là filter này sẽ có 2 vành, một vành sẽ khoá chặt vào ống kính như các loại filter bình thường khác, và vành còn lại để chỉnh hướng cản tia phản xạ. Và khi lưa chọn, nếu đang sử dụng các máy ảnh phim điện tử hoặc máy số digital nên coi kỹ ký hiệu trên vỏ hợp nếu đây là loại có khả năng dùng được với các loại máy kể trên ( filter B+W có ghi chữ Digital sẽ dùng được cho máy số ) .

 IV. Color Correction Filter


Màu sắc thay đổi chuyển biến tuỳ vào nguồn sáng. Những nguồn sáng nhân tạo khác nhau, đèn như đèn tungsten, đèn halogen, nến … vv sẽ gây ra những ám màu khác nhau, “ nhiệt độ màu “ trong ngày ngày cũng thay đổi tuỳ theo thời điểm, bình minh, giữa trưa, chiều và hoàng hôn. Color Correction Filter có tác dụng bù trừ màu và tạo ra sự cân bằng về màu sắc ( Color Balancing ). Filter loại này được sản xuất đầu tiên bởi hảng Tiffen, các số hiệu màu được lấy theo số hiệu màu Mired – Micro Reciprocal Degrees trên phim do các kỹ sư của hãng Kodak xuất bản năm 1912, phim kiểu “daylight” được dùng để chụp cho bao cảnh có nhiệt độ màu 5600K, phim Tungsten được sử dụng dưới nguồn sáng khoảng 3200K. Tuy nhiên, nhiệt độ màu thay đổi rất thường xuyên do vậy các filter này rất hữu ích khi sử dụng với các loại phim nói trên để tạo ra ảnh có sắc màu tự nhiên.


Chụp ảnh với nguồn sáng đèn trong nhà ( household Bulbs ) và sử dụng daylight film thường cho ảnh ám đỏ. Dùng các loại filter trong trường hợp này có thể điều chỉnh và đưa nhiệt độ màu lên 3200K ( đ/v filter 80A ) tới 3400K ( đ/v filter 80B ) …vv


Chụp ảnh trong ngày nhiều mây, trong bóng râm có thể gây ra ảnh ám xanh hoặc bị thiếu vàng, sử dụng các loại filter 81A / B có thể điều chỉnh và đưa nhiệt độ màu lên đến 6000k …



Chụp ảnh dưới đèn Flouressecent gây ra ảnh ám màu lục (green). Sử dụng các loại filter Marumi F-DL/F-TB, F-WL hoặc B+W 499 F-Day sẽ điều chỉnh và khử ám màu trong trường hợp này.


Copyright @ 2014 Phố nhiếp ảnh