Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Full-frame là gì?

Một trong những thuật ngữ được sử dụng trong máy ảnh số đó là máy ảnh full-frame. Vậy máy ảnh full-frame là gì? máy ảnh full-frame khác gì so với máy ảnh số thông thường? và người dùng sẽ được lợi gì khi chụp ảnh bằng máy ảnh full-frame?


Cảm biến full-frame của Canon EOS 5D Mark II với 21,1 triệu điểm ảnh hiệu dụng

Máy ảnh full-frame là gì?

Theo Wikipedia, máy ảnh full-frame là máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh có cùng cỡ như cỡ khung hình film chuẩn 35 mm (36×24 mm), trái ngược với các máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn, đặc biệt là cỡ tương đương với cỡ film APS-C – nhỏ hơn rất nhiều so với khung hình đầy đủ 35 mm.  

Hiện tại, phần lớn máy ảnh số, cả compact và DSLR, sử dụng khung hình nhỏ hơn 35 mm vì việc sản xuất cảm biến ảnh nhỏ hơn thì dễ hơn, rẻ hơn.

Cảm biến full-frame là gì?

Có hai thuật ngữ thường được sử dụng khi nói tới kích cỡ cảm biến của máy ảnh số (sensor) đó là cảm biến toàn khung (full-frame) và cảm biến APS-C (Crop). Để xác định đâu là cảm biến full-frame và đâu là cảm biến APS-C, người ta dựa vào khung film tiêu chuẩn của máy ảnh cơ 24mm x 36mm (máy phim 35mm).


So sánh độ dài đường chéo cảm biến full-frame so với APS-C: 43.27mm : 28.43mm ~ 1.5 lần.

Nếu máy ảnh có kích cỡ cảm biến nhỏ hơn kích thước khung phim tiêu chuẩn 24mm x 36mm thì tỉ lệ nhỏ hơn đó được thể hiện bởi thông số crop factor 1.x. Ví dụ cảm biến APS-C có crop factor là 1.5 có nghĩa là độ dài đường chéo của cảm biến máy ảnh đó ngắn hơn so với độ dài đường chéo cảm biến trên máy ảnh cơ 24mm x 36mm là 1,5 lần.

Ưu điểm của cảm biến full-frame

Như giải thích ở trên, máy ảnh số thông thường dùng cảm biến APS-C có kích cỡ nhỏ hơn so với cảm biến trên các máy ảnh full-frame nên chất lượng ảnh chụp ra cũng kém hơn so với ảnh chụp từ máy full-frame. Lý do là cảm biến full-frame lớn hơn sẽ thu nhiều ánh sáng hơn, khả năng xử lý nhiễu tốt hơn, màu sắc thật hơn so với ảnh chụp từ máy APS-C.

Ngoài chất lượng ảnh chụp vượt trội, máy ảnh full-frame còn có lợi thế hơn so với máy ảnh APS-C ở tiêu cự ống kính không bị thay đổi. Ví dụ cùng với ống kính Canon EF 70-200mm, nếu lắp trên máy full-frame khi chụp sẽ đạt được đúng dải tiêu cự mà nhà sản xuất đưa ra nhưng với máy APS-C thì tiêu cự có sự thay đổi. Sự thay đổi tiêu cự ống kính trên máy APS-C sẽ được tính bằng tiêu cự của nhà sản xuất ống kính nhân với hệ số crop factor 1.x tương ứng, ví dụ với các máy Canon có crop factor 1.6x thì dải tiêu cự khi đó sẽ là 112-320mm.

Sự thay đổi tiêu cự này vừa có "lợi" và vừa có "hại" đối với người dùng trong những tình huống khác nhau. Trong trường hợp bạn chụp những chủ thể ở xa sử dụng ống kính tele như Canon EF 70-200mm, nhờ hệ số crop factor 1.x bạn sẽ có dải tiêu cự dài hơn nhưng cũng sẽ thiệt thòi hơn khi bạn dùng các ống kính góc rộng để chụp phong cảnh, kiến trúc do góc nhìn đã bị hẹp lại khi tiêu cự thay đổi.

Cảm biến full-frame cho chất lượng ảnh tốt hơn, màu sắc chân thực hơn nhưng cũng có giá thành sản xuất đắt hơn APS-C nên thường chỉ được trang bị trên các máy ảnh số cao cấp thuộc dòng chuyên nghiệp với mức giá vài nghìn đô trở lên. Một số loại máy ảnh full-frame nổi tiếng như Canon EOS 5D Mark II, 5D Mark III, Nikon D800, Nikon D4...

Bản chất của chụp xóa phông và chụp chân dung




Rất nhiều người hỏi thế nào là chụp xóa phông, làm thế nào để xóa phông, thay vì trả lời cho từng máy em xin phép trả lời chung luôn cho cái bản chất của vụ chụp xóa phông và chụp chân dung
Theo tính chất vật lí của hệ thấu kính thì khoảng cách 1 vật càng xa điểm ảnh cho ảnh rõ nét trên màn chiếu thì càng mờ. Trong máy ảnh thì Màn chiếu chính là chip cảm biến CCD/Cmos, điểm ãnh rõ nét là điểm dc ấy Focus vào đó.
Trong trường hợp chụp ảnh xóa phông nền thì tỉ lệ khoảng cách giữa máy và phông so với máy với mẫu càng thì phông càng mờ hơn. Còn tại sao khẩu mở càng lớn thì ảnh càng mờ thì cũng dễ hiểu, khẩu càng mở lớn thì tiêu cự thấu kình càng ngắn, tức là tiêu điểm dịch chuyển dần tới tâm thấu kính, tiêu điểm mà dịch chuyển trong khoảng từ tiêu điểm đến tâm thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển ra xa vô cực-> lúc này độ dời ảnh sẽ đi theo cấp số nhân nhiều lần, nên càng lúc cái nền nó càng nhòe ra
Trở lại với cách chụp xóa phông trên máy Pns,tại sao phải Wide hết cỡ, vì wide hết cỡ ta có điều kiện đứng gần mẫu hơn, và khi chuyển sang Macro thì lấy nét dc gần lắm, và thế là tỉ lệ khoảng cách Nền-máy và mẫu-Máy rất lớn -> phông nhòe
Còn nếu Tele thì sao :
 - Với PnS : khi tele thì hệ số khẩu đọ giảm rất nhìu lần->tiêu điểm xa ra,trong khi bạn phải tăng khoảng cách từ máy đến vật cần chụp, dẫn đến tỉ lệ khoảng cach bị giảm -> ảnh ko thể nhòe bằng
 - Với DSLR : tại sao lại là tele cứ ko phải wide, rất đơn giản là khi lấy tỉ lệ giữa Tiêu điểm,điểm ảnh,điểm nền vẫn cho dc 1 tỷ lệ khá lớn đủ để xóa phông chứ ko như PnS, quan trọng nhất là khẩu độ (tiêu điểm hệ thấu kính).
Một cái quan trọng nữa mà ít ai biết đến là phải kể đến tỉ lệ giữa tiêu cự thấu kình và Đường kính thấu kính, với những máy ảnh PnS thì hệ số này rất nhỏ, trong khi với DSLR với đường kính ống lớn hơn, nên trong cùng các thông số về tiêu cự, khoảng cách nhưng khác đường kính là cái cái phông nó khác rùi
Và tại sao ng ta khuyên dùng ống Tele chụp chân dung : các bạn nên nhớ qui luật "mọi đường thẳng song song đều tụ lại tại chần trời", và các bộ phận trên cơ thể con người ko bao giờ nằm cùng 1 mặt phẳng, nếu chụp khi đứng gần thì tỉ lệ khoảng cách mặt cắt giữa các bộ phận trên cơ thể là rất lớn nên khi chụp sẽ thấy các bộ phận trên cơ thể to nhỏ ko đúng thật(như kỉu chụp ống mắt cá ấy), còn chụp xa thì tỉ lệ này xấp xỉ = 1 nên cho 1 cái ảnh mà tỉ lệ các bộ phận nó đúng hơn. Lí do duy nhất để khiến ng ta khuyên chụp ống Tele khi chụp chân dùng là : tỉ lệ cơ thể chính xác chứ ko phải xóa phông
Nói chung nhắc đến nhiếp ảnh và các kĩ xảo thì chính là kiến thức quang học đã học ở phổ thông thôi, chịu khó tìm hiểu kĩ thì coi như ta ko những làm dc nhìu trò mà còn giải thích dc nhìu câu hỏi "tại sao" "bản chất nó thế nào"

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Loài ve sầu đỏ rực rỡ tại Việt Nam










Rực rỡ màu sắc thế giới loài vẹt

Vẹt có cả thẩy 315 giống trên khắp thế giới, phần lớn ở vùng nhiệt đới và những miền ấm áp. Đây là một loài chim thông minh, dễ huấn luyện, và đặc biệt là hầu hết giống vẹt đều có thể tập cho nói được tiếng người.
Kính thước của vẹt khá đa dạng, từ giống vẹt nhỏ nhất độ 7,6 cm chiều dài, cho đến giống thật lớn cỡ 90 cm. Điểm chung của chúng là tất cả đều có bộ lông thật đẹp, mầu sắc sáng tươi, lại có con điểm thêm cả bộ mào và lông đuôi dài duyên dáng.

























Thế giới kỳ ảo trên bong bóng xà phòng



















Copyright @ 2014 Phố nhiếp ảnh